Câu chuyện nhân kem: Matcha – đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản (phần 1)

Matcha được coi là “thần dược” đem lại sức khỏe, nâng cao nhan sắc và góp phần kéo dài tuổi thọ con người. Đây là thành phần nguyên liệu có nhiều trong các sản phẩm ăn uống và làm đẹp hàng ngày. Loại bột “thần dược” này cũng chính là nguồn cảm hứng để các thợ bánh Beard Papa’s sáng tạo ra nhân su kem matcha thanh mát, có vị đắng, chát, ngọt đặc trưng.

Matcha – lịch sử ngàn năm

Nhắc đến bột trà xanh matcha, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Nhưng thực chất, phương pháp nghiền bột lá trà để chế biến đồ uống lại xuất phát ở Trung Quốc từ nhà Đường, nhà Tống. Lúc này, bột trà được sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ Phật giáo.

Năm 1191, phương pháp chế biến bột trà đã được sư thầy Eisai mang đến Nhật Bản. Về sau, bột trà xanh dần bị lãng quên ở Trung Quốc nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong các thiền viện Nhật Bản và được tôn kính bởi nhiều tầng lớp xã hội. Cùng với sự phổ biến của matcha, người Nhật cũng đã sở hữu những kỹ thuật bậc thầy để tạo ra bột matcha hảo hạng.

Kỹ thuật tạo bột matcha được truyền bá tới Trung Quốc năm 1191

Bột matcha – sản phẩm của sự kỳ công

Bước sang tháng 4, những ngọn trà non nhú dần trên cành trà xanh giống Cemellia sinensi và được che lại bằng khung giàn lớn, có phủ rơm bên trên. Việc này làm giảm tỉ lệ ánh sáng chiếu vào trà, giảm tỉ lệ quang hợp, giúp tăng lượng Theanine nhiều hơn từ 7 – 10 lần so với búp trà xanh thông thường. Đây là axit amin giữ hương vị trà xanh được vẹn toàn sau khi được chế biến thành bột matcha.

Trà sẽ được thu hoạch vào ngày Hachijuhachiya – ngày thứ 88 sau ngày Lập xuân. Người Nhật coi đây là ngày đặc biệt để khởi đầu cho vụ thu hoạch trà trong năm. Những búp trà non được tuyển lựa, thu hoạch cẩn thận bởi những người sành trà, đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, hương vị, độ tươi của trà.

Những ngọn trà non được trồng, thu hoạch cẩn thận, đảm bảo chất lượng, mùi hương đạt đến độ tối đa

Trà sau khi thu hoạch từ 12 – 20 giờ sẽ được hấp trong vòng 15 – 20s. Việc hấp búp trà sẽ ngăn chúng không bị oxy hóa, giúp giữ được màu xanh tự nhiên, hương thơm và các thành phần dinh dưỡng.

Búp trà để làm matcha không được cán, xoắn mà được làm khô trong máy khí lớn đa năng. Các búp trà được thổi nhẹ và làm mát bằng các luồng khí lưu thông chậm rãi, luồng khí này phân tán trên mặt phẳng lớn, giúp búp trà khô đều hơn.

Trước khi kết thúc quá trình sấy, lá trà được đưa vào một chiếc lồng đặc biệt để tách gân và cuộng khỏi lá trà. Phần thịt lá trà còn lại chính là nguyên liệu để làm ra bột matcha.

Phần thịt lá trà được nghiền mịn bằng cối đá granit, cho ra bột matcha. Theo phương pháp sản xuất matcha truyền thống, quá trình xay được thực hiện thủ công hoàn toàn. Tuy nhiên, người Nhật đã nghiên cứu và cho ra đời các dây chuyền cối đá tự động, có thể sản xuất ra nhiều bột matcha hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng bột matcha ngày một lớn trên thế giới.

(còn tiếp)

Tin từ Beard Papa’s Hà Nội